Search
Close this search box.

“Trầm Cảm Thể Thao” Với Người Tập Thể Thao Và Nguy Hiểm Không Ngờ

1/ Trầm cảm thể thao là gì?
“Trầm cảm thể thao” là một thuật ngữ mô tả tình trạng trầm cảm xuất hiện trong lĩnh vực thể thao. Nó thường được sử dụng để mô tả tâm trạng trầm lặng, thiếu hứng thú và năng lượng trong quá trình tham gia hoạt động thể thao. Người trải qua trầm cảm thể thao có thể gặp khó khăn trong việc tập trung, duy trì động lực và cảm thấy mất niềm vui từ hoạt động mà họ trước đây yêu thích.
Ở khía cạnh ngược lại, các nhà khoa học đã chứng minh tập thể dục có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Ví dụ, trong một nghiên cứu trên hơn 33.000 người khỏe mạnh suốt hơn 10 năm, có đến 44% số người không tập thể dục xuất hiện những triệu chứng trầm cảm, so với những người dành từ 1 – 2 giờ để tập thể dục mỗi tuần. Nếu giữ thói quen tập thể dục đều đặn, mức độ căng thẳng, lo âu cũng có dấu hiệu thuyên giảm.

Tuy nhiên, đối với những vận động viên chuyên nghiệp – những người chắc chắn có hoạt động thể chất hàng ngày, họ vẫn phải đối mặt với rủi ro khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng. Người chơi thể thao đỉnh cao thường xuyên gặp căng thẳng cao độ trước, trong và sau khi thi đấu, nhất là khi nhận kết quả thất bại nặng nề. Những môn đòi hỏi sự khổ luyện từ nhỏ có tỷ lệ VĐV mắc chứng trầm cảm thể thao khá cao. Quá trình khổ luyện kéo dài kèm theo những đau đớn thể xác, áp lực phải vượt qua các vòng tuyển chọn và cả ảo tưởng về sự thành công trong tương lai có thể gây ra những ám ảnh suốt đời về tâm lý của những đứa trẻ tài năng. Nhiều biến cố khác trong quá trình tập luyện và thi đấu cũng dẫn đến vấn đề sức khỏe tinh thần cho các VĐV.

2/ Trầm cảm thể thao có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
–  Áp lực cạnh tranh cao, thất bại, chấn thương
– Các vấn đề tinh thần như stress, lo lắng 
– Áp lực từ môi trường xã hội. 

3/ Hệ lụy của trầm cảm thể thao như thế nào?
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp, vận động viên chuyên nghiệp bị trầm cảm sẽ suy sụp về thể chất và tinh thần, không còn ý chí phấn đấu cho những mục tiêu đă đặt ra, dẫn đến giảm phong độ sự nghiệp. Nguy hiểm hơn, họ có thể sa vào nghiện ngập, kết thân với những thành phần xấu, sống buông thả và nặng nhất là ý nghĩ tự sát.

Một cá n bị trầm cảm cũng có thể khiến tập thể hoang mang, nghi kỵ lẫn nhau, ảnh huởng đến tâm lý đám đông. Suy nghĩ và hành vi không đúng mực của họ có thể lan truyền, gây mất an ninh, trật tự, xáo trộn trong sinh hoạt của đội tuyển, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

VI