Search
Close this search box.

CĂNG CƠ LÀ GÌ? DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ TRÍ CƠ BẢN

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe và một trong những vấn đề có thể gặp phải là căng cơ. Cảm giác đau nhức và căng tức tại những khu vực cơ bị ảnh hưởng có thể gây không ít phiền toái. Điều này không chỉ là vấn đề về mặt đau đớn, mà còn tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và khả năng vận động. Để hiểu rõ hơn về căng cơ, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân căng cơ, dấu hiệu và cách xử trí cơ bản trong bài viết dưới đây.

1. Căng cơ là gì?

Căng cơ đơn giản là trạng thái khi một nhóm cơ bị co bóp liên tục mà không được nghỉ ngơi. Không chỉ gây đau ngay tại khu vực đó, mà còn tạo ra sự đối kháng giữa phần không căng và phần có căng, tạo cảm giác cứng và căng tức tại vùng bị ảnh hưởng. Các khu vực thường xuyên bị căng cơ bao gồm cổ, cơ hình thang (vùng dưới cổ hai bên vai), thắt lưng, tay và chân. Mặc dù căng cơ không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nó mang lại sự phiền toái với đau nhức và khó chịu. Đôi khi, cơn đau có thể kéo dài nếu không có tư thế giảm đau và nếu không được xử lý, có thể gây ra tình trạng rách cơ do kéo giãn quá mức.

2. Nguyên nhân dẫn đên tình trạng bị căng cơ

Có nhiều nguyên nhân gây ra căng cơ và dựa vào tính chất và thời gian, có thể phân loại thành hai loại chính là căng cơ cấp tính và căng cơ mạn tính.

Căng cơ cấp tính

Căng cơ cấp tính là trạng thái mà cơ bị rách đột ngột, thường do chấn thương gây ra, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều này thường xảy ra khi cơ phải di chuyển hoặc hoạt động không đúng cách so với những động tác thông thường hoặc khi cơ nhận được tác động mạnh và nhanh chóng, dẫn đến co giật mạnh. Trong trường hợp gặp phải căng cơ cấp tính, việc sơ cứu tại chỗ là cần thiết để ngăn chặn tổn thương lan rộng và cần phải được điều trị y tế kịp thời.

Căng cơ mạn tính

Căng cơ mạn tính là tình trạng phổ biến hơn, xảy ra khi một nhóm cơ bị căng ở mức độ cao hoặc ở tư thế không chính xác trong một khoảng thời gian dài. Mặc dù không gây ra việc co kéo hoặc rách cơ nhưng căng cơ mạn tính kéo dài có thể khiến cho nhóm cơ đó vẫn giữ trạng thái căng thẳng mà không thư giãn như bình thường. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm việc tập luyện các môn thể thao như bóng chuyền, chèo thuyền, tennis, bóng chày, golf, ngồi làm việc trong thời gian dài gây căng cơ ở lưng và cổ, cũng như tư thế sai lệch khi học tập hoặc làm việc, dẫn đến căng cơ ở các vùng tác động.

3. Dấu hiệu của căng cơ là gì?

Đau cơ: Cảm giác đau và mỏi lan tỏa khắp cơ bắp, ngay cả khi nghỉ và trở nên càng trầm trọng khi thực hiện các động tác di chuyển.

Đỏ, bầm tím: Khu vực cơ bị tổn thương có thể thấy đổi màu thành đỏ hoặc bầm tím, dễ nhận biết nếu là kết quả của chấn thương.

Chuyển động hạn chế: Hoạt động bình thường bị giảm do cơ căng cứng, khiến việc di chuyển gây ra cảm giác đau và co rút mạnh.

Chuột rút hoặc co thắt cơ bắp: Sự đối kháng giữa cơ căng và không căng có thể tạo ra cảm giác chuột rút. Ngược lại, việc hoạt động cơ kéo dài có thể gây ra những chuyển động đột ngột, được mô tả là co thắt cơ bắp.

Sưng tấy: Tình trạng thường xuyên xảy ra khi cơ bị tổn thương, làm cho vùng cơ bị ảnh hưởng sưng và đau đớn.

Yếu cơ: Căng cơ kéo dài có thể làm cho tế bào cơ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, dẫn đến suy giảm chức năng đàn hồi của sợi cơ và làm yếu đi cơ bắp.

4. Cách giảm tình trạng căng cơ 

Nghỉ ngơi: Để cơ nghỉ ngơi hoàn toàn, cần cởi bỏ quần áo hoặc các vật dụng khác ở vùng cơ bị căng để giảm áp lực, tránh tình trạng vận động gây thêm căng cơ.

Chườm đá: Sử dụng nhiệt độ lạnh để giảm viêm và đau ở vùng cơ. Thực hiện trong khoảng 20 phút mỗi ngày, nhưng cần lưu ý không chườm trực tiếp đá, mà thay vào đó sử dụng túi chườm hoặc khăn lông để bọc đá trước khi áp dụng lên vết thương.

Băng bó: Trong trường hợp cơ bị tổn thương, cần tiến hành băng bó để cố định vùng tổn thương và tránh tăng nặng thêm.

Nâng cao vị trí bị căng cơ: Đối với cơ bị tổn thương, có thể nâng cao vị trí của cơ bị căng để giảm tình trạng viêm.

Dùng thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau để giảm cảm giác khó chịu từ cơ bị căng.

Thuốc giãn cơ: Sử dụng để điều trị trong trường hợp gặp tình trạng chuột rút và co thắt cơ.

Bài tập thư giãn cơ cho các trường hợp căng cơ nhẹ: Áp dụng các bài tập đặc biệt cho từng nhóm cơ bị căng, giúp kéo giãn và cải thiện tính linh hoạt của cơ trong cơ thể.

Lời kết

Hy vọng bài viết trên của RUN TOGETHER đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề căng cơ. Việc duy trì sức khỏe cơ bắp là rất quan trọng để có thể tham gia vào các hoạt động vận động một cách thoải mái và linh hoạt. Bằng cách hiểu rõ về căng cơ, chúng ta có thể phòng tránh được những tác động tiêu cực lên sức khỏe cơ bắp và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

VI