Search
Close this search box.

HƯỚNG DẪN CÁCH VỆ SINH GIÀY CHẠY BỘ TẠI NHÀ

Giày chạy bộ đóng vai trò quan trọng trong các các buổi tập và việc vệ sinh giày đúng cách không chỉ giữ cho đôi giày của bạn luôn mới mà còn duy trì sự thoải mái và độ bền của đôi giày chạy bộ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng RUN TOGETHER tìm hiểu cách vệ sinh giày chạy bộ một cách đơn giản tại nhà, giúp bạn bảo quản và sử dụng đôi giày yêu thích của mình một cách hiệu quả nhất.

1. Cách vệ sinh giày chạy bộ 

Bước 1: Lau chùi phần đế ngoài giày chạy bộ

Quá trình này không chỉ giúp loại bỏ cát, sỏi đá dính trên đế giày, tăng cường độ ma sát của nó, mà còn ngăn chặn việc chuyển động không cần thiết của vi khuẩn từ một nơi này sang nơi khác. 
Khi phần đế ngoài của giày đã khô hoàn toàn. Sau đó, sử dụng một bàn chải chất lượng, có độ cứng vừa đủ, để cọ sạch mặt đế thật cẩn thận. Đối với những vết bẩn khó tẩy hãy dùng một vòi nước, vừa xịt nước vừa cọ chà cho đến khi tất cả các kẽ của đế giày trở nên sạch sẽ.

Bước 2: Vệ sinh bề mặt trên của giày – cách vệ sinh giày chạy bộ

Tháo dây giày ra và ngâm vào thau chứa xà phòng trong khoảng 5 phút, sau đó vò sạch dây giày và xả với nước sạch. Dây giày có thể được phơi ở nơi thoáng mát hoặc bạn cũng có thể đặt vào túi lưới và giặt bằng máy giặt.

Tiếp theo, hãy sử dụng bàn chải để nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn trên phần thân giày. Hòa bột giặt hoặc dung dịch chất tẩy rửa phù hợp trong thau nước ấm, sau đó sử dụng bàn chải để nhẹ nhàng chải lên bề mặt giày.
Rửa kỹ đôi giày bằng nước sạch để loại bỏ bọt xà phòng và sử dụng khăn vải mềm để lau sạch các khu vực bẩn và loại bỏ xà phòng còn sót lại.

Bước 3: Vệ sinh lớp lót đế của giày chạy bộ

Phần đế trong của giày thường hút nhiều mồ hôi, tạo ra một môi trường ẩm ướt lý tưởng cho vi khuẩn gây mùi. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy thường xuyên làm sạch phần này. Nếu miếng lót có thể tháo ra, hãy tháo phần đế lót/lớp lót và vệ sinh. Khi tập luyện, mồ hôi thường xuyên tiết ra và thấm vào làm mùi hôi giày. 

Chọn loại chất tẩy rửa phù hợp cho đôi giày như xà bông pha loãng, hỗn hợp baking soda/nước hoặc hỗn hợp dấm/nước, tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Sau đó, chải sạch đế trong bằng chất tẩy rửa đã chọn, sau đó xả lại với nước sạch. Phơi đế trong ở nơi khô ráo để đảm bảo chúng khô hoàn toàn.

Bước 4: Hàng khô giày – cách vệ sinh giày chạy bộ

Phơi đôi giày của bạn tự nhiên ở một nơi râm mát và độ ẩm thấp, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Để giày hong khô nhanh chóng hơn, bạn có thể sử dụng quạt. Có thể nhét báo hoặc khăn giấy vào bên trong giày để hút ẩm và giúp giày khô nhanh hơn. Hãy đổi báo hoặc khăn giấy mới mỗi khi chúng trở nên ẩm ướt.

Tránh đặt giày vào máy sấy hoặc gần nguồn nhiệt độ cao, vì nhiệt độ cao có thể làm biến dạng giày và làm giảm tác dụng của chất keo dính của giày.

2. Lưu ý giúp gia tăng tuổi thọ của đôi giày chạy bộ

Vệ sinh định kỳ

Giày bẩn không chỉ là nơi ẩn chứa vi khuẩn gây mùi hôi mà còn có thể làm hại cho đế giày. Việc giặt giày phụ thuộc vào tần suất chạy bộ của bạn, nhưng nên giặt giày ít nhất 2 lần/tháng để đảm bảo độ bền và mới của giày. Ngoài ra, vệ sinh hàng ngày bằng khăn lau giày thể thao cũng giúp loại bỏ bụi và vết bẩn mỗi khi sử dụng.

Tránh giặt giày bằng máy giặt

Máy giặt có thể làm hại cho giày, làm mất keo, làm biến dạng phom giày và làm hỏng lớp vải lưới hoặc đường chỉ khâu. Việc này không chỉ giảm khả năng hỗ trợ của giày mà còn có thể khiến bạn phải mua đôi mới.

Kiểm soát mùi khó chịu

Giày chạy bộ dễ có mùi khó chịu do mồ hôi và bụi bẩn. Ngoài vệ sinh thường xuyên, sử dụng các sản phẩm khử mùi giày giúp loại bỏ mùi gốc và duy trì một cảm giác tươi mới.

Bảo quản đúng cách

Nơi lưu trữ giày cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của giày. Hãy giữ giày ở nơi thoáng mát và khô ráo. Tránh để giày tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để tránh tình trạng phai màu và ố vàng. Đối với giày chạy bộ, tránh cất giữ giày trong hộp không có lỗ thoáng khí hoặc túi kín sẽ làm tăng khả năng hình thành mốc và vi khuẩn.

Sử dụng đúng mục đích

Chọn giày phù hợp với mục đích sử dụng. Đối với địa hình khó khăn, hãy sử dụng giày chạy đường mòn với độ bám cao và bảo vệ mu bàn chân. Sử dụng giày đúng mục đích không chỉ kéo dài tuổi thọ của giày mà còn bảo vệ chân và tối ưu hóa hiệu suất tập luyện.

Lời kết

Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn đã có những thông tin hữu ích để cách vệ sinh giày chạy bộ của mình một cách đơn giản tại nhà. Nếu bạn đang tìm kiếm một đôi giày thể thao chất lượng phù hợp với nhu cầu của mình như chạy bộ hoặc tập luyện, đừng quên ghé thăm RUN TOGETHER để chọn lựa ngay cho mình một đôi giày ưng ý nhé!

EN